Báo cáo hoạt động tìm kiếm cứu nạn tháng 10 năm 2022

Báo cáo hoạt động tìm kiếm cứu nạn tháng 10 năm 2022

Báo cáo hoạt động tìm kiếm cứu nạn tháng 10 năm 2022

Báo cáo hoạt động tìm kiếm cứu nạn tháng 10 năm 2022

Báo cáo hoạt động tìm kiếm cứu nạn tháng 10 năm 2022

Đường dây nóng

Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam
Địa chỉ: Số 11A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024.37683050 (24/24h)
Fax: 024.37683048
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I
Địa chỉ: 34/33 Ngô Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 02253.759.508 (24/24h)
Fax: 02253.759.507
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II
Địa chỉ: Đường Hoàng Sa, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại:  02363.924.957 (24/24h)
Fax: 02363.924.956
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III
Địa chỉ: 1151/45 Đường 30/4, P. 11, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa, Vũng Tàu.
Điện thoại: 0254.3850.950 (24/24h) 
Fax: 0254.3810.353
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực IV
Địa chỉ Số 65, đường Nguyễn Văn Linh, thôn Thành Đạt, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Điện thoại: 0258.3880.373
Fax: 0258.3880.517

Liên kết Website

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 10

Hôm nay: 1024

Tháng hiện tại: 61549

Tổng: 2471051

Báo cáo hoạt động tìm kiếm cứu nạn tháng 10 năm 2022

04/11/2022

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM CỨU NẠN THÁNG 10 NĂM 2022

1. Tình hình thời tiết điển hình

- Khu vực Vịnh Bắc Bộ chủ yếu có gió Đông Bắc, cấp 4-5; vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Cà Mau chủ yếu có gió Tây Nam cấp 4-5, một số ngày có gió Tây Nam cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh; vùng biển các tỉnh từ Cà Mau đến Kiên Giang, chủ yếu có gió Tây Nam cấp 3-4, một số ngày có gió Tây Nam cấp 5-6, giật cấp 7-8, biển động mạnh; khu vực Biển Đông bao gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chủ yếu có gió Tây Nam cấp 4-5, một số ngày có gió Đông Bắc cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh; khu vực Vịnh Thái Lan chủ yếu có gió Đông Nam cấp 4-5.

- Trên biển Đông đã có 03 cơn bão và 01 áp thấp nhiệt đới:

+ Bão số 5: từ ngày 13/10 đến 15/10, mạnh cấp 8-9 (62-74 km/h), giật cấp 10, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, trước khi đổ bộ vào ven biển các tỉnh Quảng Nam đến Quảng Ngãi;

+ Bão số 6: từ ngày 16/10 đến ngày 20/10, mạnh cấp 11 (103-117 km/giờ), giật cấp 13, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h. Sau đó, bão số 6 suy yếu thành một vùng áp thấp trên vùng biển Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế;

+ 01 áp thấp nhiệt đới: Hồi 07 giờ ngày 23/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 15- 20km/h. Hồi 17 giờ cùng ngày (23/10), áp thấp suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần.

+ Bão số 7: Sáng sớm ngày 30/10/2022, bão NALGAE đã vượt qua khu vực phía Nam của đảo Lu-Dông (Phi-lip-pin) đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 07 năm 2022. Hồi 04 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 119,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc và Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/giờ), giật cấp 12. Hồi 19 giờ ngày 31/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 116,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 570km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/giờ), giật cấp 13. Sau đó, bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp và đi vào tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

2. Hoạt động thường trực xử lý thông tin báo nạn trên biển

- Tổng số thông tin báo nạn nhận được trong tháng là 25 vụ việc, trong đó:

+ Báo nạn xác định: 19 vụ, chiếm 76% (15 tàu cá chiếm 78.9%; 03 vụ việc tàu hàng chiếm 15.8%; 01 vụ việc loại khác chiếm 5.3%

+ Báo nạn giả 06 vụ, chiếm 24%

+ Số vụ việc phối hợp: 18 vụ.

+ Số điều động phương tiện SAR hoạt động TKCN trên biển: 01 lượt vụ

+ Tổng số được cứu và hỗ trợ: 105 người cùng 05 phương tiện.

+ Cứu, hỗ trợ trực tiếp: 13 người cùng 01 phương tiện.

+ Cứu, hỗ trợ gián tiếp: 92 người cùng 4 phương tiện.

+ Số người chết và mất tích: 07 người.

+ Số tàu chìm: 04 phương tiện.

+ Số vụ việc liên quan đến khu vực Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là 02 Số người được cứu, hỗ trợ trực và gián tiếp tại Quần đảo Hoàng Sa cùng Quần đảo Trường Sa là 13 người cùng 01 tàu.

3. Một số vụ việc điển hình trong tháng

- Hồi 04 giờ 35 phút ngày 02/10/2022, tàu Thành Đạt 18 cùng 10 thuyền viên bị chìm sau khi va chạm với tàu An Hưng tại vị trí 20-38N;106-55E, khu neo Hòn Dấu. Trung tâm đã phối hợp với Cảng vụ Hàng Hải Hải Phòng hỗ trợ thành công đưa 10 thuyền viên trên về bờ an toàn.

- Hồi 15 giờ 00 phút ngày 10/10/2022, tàu QB 98065 TS cùng 07 thuyền viên bị hỏng máy, không thể khắc phục được tại vị trí 17- 42 N; 107- 52E, phía Đông Bắc Cửa Việt, Quảng Trị khoảng 60 hải lý. Trung tâm đã phối hợp với lực lượng Kiểm Ngư điều động tàu KN 302 đi hỗ trợ tàu QB 98065 TS về Đà Nẵng an toàn.

- Hồi 07 giờ 24 phút ngày 30/10/2022, tàu SAR 412 đã đưa 13 thuyền viên cùng với hỗ trợ tàu cá BĐ 96728 TS có 13 bị hỏng máy, không khắc phục được về Đà Năng, bàn giao cho cơ quan chức năng an toàn. Trước đó, hồi 07 giờ 00 phút, ngày 28/10/2022, Trung tâm nhận được thông tin: tàu BĐ 96728 TS có 13 thuyền viên bị hỏng máy thả trôi tại vị trí 17-11N; 108-09E ( cách Đông Đông Bắc Cửa Việt khoảng 60 hải lý. Thời tiết gió cấp 5 cấp 6, giật cấp 7-8, biển động. Thuyền trưởng yêu cầu trợ giúp khẩn cấp.

4. Công tác huấn luyện nghiệp vụ

- Tổng số lần huấn luyện nghiệp vụ phối hợp, tìm kiếm, cứu nạn (TKCN) trên biển của các tàu SAR, ca nô: huấn luyện trên biển: 14 lần; tại Phòng Phối hợp cứu nạn: 15 lần; tại bến: 36 lần; trên bờ 43 lần.

- Tổ chức 01 cuộc hợp luyện nội bộ tại vùng biển Cát Bà vào ngày 11/10/2022, có sự tham gia của Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng không.

5. Công tác hợp tác quốc tế

- Phòng Phối hợp cứu nạn đã cử 01 viên chức đi hội thảo: hợp tác và đào tạo toàn cầu về đại dương bền vững trên cơ sở luật pháp quốc tế, từ ngày 26 27/10/2022 tại Nhật bản.

- Tiếp tục phối hợp hiệu quả với các tổ chức TKCN nước ngoài trong công tác xử lý hoạt động TKCN trên biển đối với các tàu nước ngoài trên vùng biển Việt Nam và tàu Việt Nam ở nước ngoài.

- Tiếp tục phối hợp với Trung tâm Phối hợp TKCN của Honolulu, Hoa Kỳ trong công tác lập kế hoạch tổ chức diễn tập xử lý thông tin TKCN theo kế hoạch đã được phê duyệt.

6. Công tác pháp chế

Phòng phối hợp cứu nạn đã và đang xây dựng dự thảo Quy trình huấn luyện trên bờ, tại bến về nghiệp vụ TKCN trên biển.

7. Công tác chốt chặn

- Tàu SAR 411 chốt chặn tại Cửa Lò, Nghệ An: từ ngày 25/9- 24/10/2022;

- Tàu SAR 274 chốt chặn tại Nha Trang, Khánh Hòa từ ngày 01/10/2022 03/11/2022 (thay thế cho tàu SAR 27-01 đang sửa chữa định kỳ từ 29/9/2022);

- Tàu SAR 272 chốt chặn tại Nha Trang từ 03/11- 05/12/2022 (thay thế cho tàu SAR 27-01 đang sửa chữa định kỳ từ 29/9/2022);

Ngoài ra, để chủ động ứng phó với các đợt gió mùa mạnh, áp thấp nhiệt đới, các cơn bão, Trung tâm chủ động điều động các phương tiện tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng thường trực tại các khu vực có nguy cơ xẩy ra tai nạn và thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.

 

                                                                        

                                              Nguồn: Phòng PHCN