Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam | |
Địa chỉ: | Số 11A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội |
Điện thoại: | 024.37683050 (24/24h) |
Fax: | 024.37683048 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I | |
Địa chỉ: | 34/33 Ngô Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng |
Điện thoại: | 02253.759.508 (24/24h) |
Fax: | 02253.759.507 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II | |
Địa chỉ: | Đường Hoàng Sa, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng |
Điện thoại: | 02363.924.957 (24/24h) |
Fax: | 02363.924.956 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III | |
Địa chỉ: | 1151/45 Đường 30/4, P. 11, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa, Vũng Tàu. |
Điện thoại: | 0254.3850.950 (24/24h) |
Fax: | 0254.3810.353 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực IV | |
Địa chỉ | Số 65, đường Nguyễn Văn Linh, thôn Thành Đạt, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa. |
Điện thoại: | 0258.3880.373 (24/24h) |
Fax: | 0258.3880.517 |
Đang truy cập: 31
Hôm nay: 2952
Tháng hiện tại: 76262
Tổng: 2819710
Dự kiến quý III/2024, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam (VMRCC) sẽ đón tàu cứu nạn mới. Để chuẩn bị vận hành, công tác tuyển dụng thuyền viên cũng bắt đầu được tiến hành. Thế nhưng, việc tìm kiếm cũng không dễ dàng. Theo lãnh đạo VMRCC, Trung tâm thông báo tuyển 15 người nhưng đợt 1 mới tuyển được 7 thuyền viên. Số lượng người nộp hồ sơ ứng tuyển cũng không nhiều.
Các thuyền viên của tàu cứu nạn chuyên dụng thường kiêm luôn công việc của nhân viên cứu nạn.
"Hiện nay, việc tìm sỹ quan cho tàu cứu nạn rất khó khăn", ông Vũ Việt Hùng, Phó Tổng Giám đốc VMRCC cho hay.
Nhà nước đã có những chính sách, chế độ tiền lương và phụ cấp ưu đãi nhằm đảm bảo mức lương tương xứng với nhiệm vụ, tính chất, điều kiện công việc của lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải. Dẫu vậy, việc thu hút nhân lực vẫn luôn là bài toán khó.
Để đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động và thu hút nhân lực trong lĩnh vực này, việc tiếp tục cải thiện chế độ thu nhập vẫn là điều quan trọng. Cần quy định cụ thể hệ thống thang lương, bảng lương với viên chức là thuyền viên tàu tìm kiếm cứu nạn, cano cao tốc và viên chức chuyên môn, chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn hàng hải.
Ông Vũ Việt Hùng, Phó Tổng Giám đốc VMRCC
Cũng không khó hiểu bởi tìm kiếm cứu nạn hàng hải là công việc đặc thù. Môi trường làm việc khắc nghiệt, độc hại và nguy hiểm. Công việc này còn nguy hiểm đến tính mạng của chính các thuyền viên, nhân viên cứu nạn trên các tàu chuyên dụng.
Các tai nạn, sự cố hàng hải thường xuyên xảy ra vào những thời điểm mưa bão, sóng gió, thời tiết phức tạp. Trong khi các phương tiện vận tải biển tìm nơi trú ẩn an toàn thì người lao động, phương tiện thường trực tìm kiếm cứu nạn phải đến vùng biển có điều kiện thời tiết bất lợi, nguy hiểm để thực hiện nhiệm vụ.
Chưa kể, do khu vực trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam rất rộng, số lượng phương tiện thường trực ít nên lực lượng tìm kiếm cứu nạn cùng các phương tiện cứu nạn thường xuyên phải di chuyển, thường trực ngoài khơi, tại nhiều vị trí khác nhau.
Tính chất nghề nghiệp của thuyền viên phải thay đổi địa điểm làm việc thường xuyên, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, không ổn định là một trong những lý do khiến việc tuyển dụng lao động gặp khó. Đặc biệt, để thu hút nguồn nhân lực, mức thu nhập cũng là điều khiến lãnh đạo VMRCC trăn trở.
Theo ông Hùng, cùng một chức danh, mức lương của thuyền viên đi tàu hàng có thể cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với đi tàu tìm kiếm cứu nạn. Đơn cử, mức lương cho chức danh thuyền trưởng của tàu hàng viễn dương có thể từ 170-220 triệu đồng/tháng, còn thuyền trưởng tàu cứu nạn sẽ khoảng 40 triệu đồng. Do đó, để tuyển sỹ quan có kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ giỏi về làm cứu nạn không dễ. Mỗi lần có sỹ quan về hưu, trung tâm chỉ còn biết khắc phục bằng cách tận dụng nguồn nhân lực hiện có, sau đó tuyển thêm người ở các chức danh thấp hơn.
Không chỉ khó trong tuyển dụng lao động chất lượng cao, việc không có nguồn nhân lực dự phòng cũng gây nhiều bất tiện. Hiện nay, số lượng viên chức của VMRCC có hơn 300 người. Trong đó, riêng đội ngũ thuyền viên tàu, cano tìm kiếm cứu nạn khoảng 147 người.
Trung tâm sở hữu 7 tàu và 9 ca nô tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng, cơ bản đủ định biên để hoạt động và thực hiện nhiệm vụ. Thế nhưng, công việc đặc thù luôn phải thường trực 24/7 nên đội ngũ thuyền viên rất vất vả.
Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực IV (thường trực tại tỉnh Khánh Hòa) thông tin, 98% thuyền viên trong khu vực là người xa quê. Khu vực này ít người theo học hàng hải nên khó tìm nguồn tại chỗ. Mỗi khi thiếu chức danh đột xuất nào, trung tâm lại phải điều động người từ các khu vực khác.
"Không có nguồn dự phòng, anh em tại khu vực luôn phải túc trực quanh năm. Thuyền trưởng muốn nghỉ phép, trung tâm sẽ bố trí đại phó hỗ trợ, nhưng cũng chỉ được 2-3 ngày", ông Bình nói.
Cũng vì khó khăn trong tìm kiếm nhân lực, một trong những vấn đề khiến ngành tìm kiếm cứu nạn hàng hải đau đầu còn là xu hướng già hóa nhân lực. Độ tuổi trung bình của thuyền viên trực tiếp tham gia tìm kiếm cứu nạn ở koảng 35-50 tuổi.
Đặc thù công việc của lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải là thường làm việc trong môi trường khắc nghiệt, nguy hiểm.
Thậm chí, do nhu cầu công việc và không có người thay thế nên có những thuyền viên 57-58 tuổi vẫn làm việc, dù theo luật, họ có thể được nghỉ hưu từ 55 tuổi.
Năm nay 57 tuổi, ông Lương Thành Phương, thợ máy tàu SAR 273 hằng ngày vẫn chăm chỉ tập luyện, rèn sức khỏe để đáp ứng nhu cầu công việc. Ông thừa nhận, ở độ tuổi này, sức khỏe và sự nhanh nhẹn đã không còn được như các thanh niên trai tráng. Thế nhưng, những người như ông lại có kinh nghiệm dày dạn để vừa đáp ứng công việc, vừa có thể hướng dẫn cho lớp thuyền viên trẻ.
Công tác trong nghề tìm kiếm cứu nạn hàng hải đã hơn 15 năm, với ông Phương, dù là công việc vất vả nhưng ông rất trân trọng. Điều khiến ông suy nghĩ là ngày càng ít người chọn nghề này.
"Tàu có các chức danh và mọi người làm việc theo vị trí việc làm như thuyền trưởng, đại phó, thợ máy... Nhưng khi ra hiện trường, tất cả lại kiêm luôn công việc của nhân viên cứu nạn, từ tìm kiếu, cứu vớt nạn nhân, sơ cứu", ông Phương thổ lộ.
Cũng vì thế, dù đã đầy đủ kinh nghiệm, bằng cấp chuyên môn trong vận hành tàu nhưng thuyền viên khi vào làm việc đều phải trải qua các lớp huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ và cập nhật kiến thức về tìm kiếm cứu nạn.
Lãnh đạo VMRCC khẳng định, thuyền viên tàu tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng phải là người tinh thông nghiệp vụ, được huấn luyện thường xuyên với các giáo án riêng và phải có lòng dũng cảm, yêu nghề, sẵn sàng chấp nhận rủi ro./.
Hoàng Anh
Nguồn: Báo Giao thông