Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam | |
Địa chỉ: | Số 11A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội |
Điện thoại: | 024.37683050 (24/24h) |
Fax: | 024.37683048 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I | |
Địa chỉ: | 34/33 Ngô Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng |
Điện thoại: | 02253.759.508 (24/24h) |
Fax: | 02253.759.507 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II | |
Địa chỉ: | Đường Hoàng Sa, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng |
Điện thoại: | 02363.924.957 (24/24h) |
Fax: | 02363.924.956 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III | |
Địa chỉ: | 1151/45 Đường 30/4, P. 11, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa, Vũng Tàu. |
Điện thoại: | 0254.3850.950 (24/24h) |
Fax: | 0254.3810.353 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực IV | |
Địa chỉ | Số 65, đường Nguyễn Văn Linh, thôn Thành Đạt, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa. |
Điện thoại: | 0258.3880.373 (24/24h) |
Fax: | 0258.3880.517 |
Đang truy cập: 34
Hôm nay: 3060
Tháng hiện tại: 76370
Tổng: 2819819
Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, đưa thuyền viên vào đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19.
Hình ảnh minh họa
Đại diện Cục Hàng hải VN cho biết, mới đây, Bộ GTVT đã gửi văn bản kiến nghị Chính phủ, trong đó có đề xuất nhiều giải pháp hỗ trợ thuyền viên trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Cụ thể, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế xem xét, bổ sung thuyền viên Việt Nam, hoa tiêu hàng hải và các đối tượng làm việc trực tiếp với tàu biển vào danh sách đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19. Đồng thời, chỉ đạo Bộ Ngoại giao xem xét, đưa thuyền viên Việt Nam hết hạn hợp đồng đang mắc kẹt ở nước ngoài vào danh sách ưu tiên trên các chuyến bay cứu trợ của Chính phủ Việt Nam.
“Bộ GTVT cũng đề xuất Chính phủ có ý kiến với UBND các tỉnh, thành phố xem xét bố trí thuyền viên Việt Nam thuộc đối tượng cách ly tại khu cách ly tập trung với chi phí phù hợp”, đại diện Cục Hàng hải nói và cho biết, các nội dung nêu trên đều được Bộ GTVT kiến nghị các cấp có thẩm quyền nghiên cứu triển khai trong năm 2021.
Liên quan đến việc tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19, tháng 2/2021, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết về mua và sử dụng vắc xin phòng dịch. Trong đó, có đề cập đến nhóm đối tượng: “Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước…”.
Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp và hiệp hội vận tải biển cho rằng, thời gian qua, dù đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn thế giới nhưng hàng vạn thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu treo cờ Việt Nam chạy các tuyến trong, ngoài nước cùng hàng nghìn thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu nước ngoài vẫn đang tiếp tục khắc phục khó khăn, vận hành tàu biển, duy trì sự lưu thông của hàng hóa.
Với tính chất của nghề đi biển là di chuyển đến nhiều cảng, tiếp xúc nhiều người (hoa tiêu, công nhân cảng, người làm thủ tục,...), nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh luôn thường trực, cơ quan chức năng cần có văn bản hướng dẫn, ưu tiên cho thuyền viên là đối tượng sớm được tiêm vắc xin để có đủ điều kiện an toàn giúp hoạt động thay thế thuyền viên diễn ra trôi chảy, các tuyến dịch vụ vận tải được thông suốt, hiệu quả góp phần phát triển kinh tế hàng hải đất nước.
Trước đó, cuối tháng 3/2021, lãnh đạo Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cùng ra tuyên bố chung kêu gọi các quốc gia thành viên Liên hợp quốc ưu tiên đưa đối tượng thuyền viên và thủy thủ đoàn vào chương trình tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại an toàn giữa các quốc gia./.
Nguồn: Báo Giao thông