Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam | |
Địa chỉ: | Số 11A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội |
Trực ban tìm kiếm cứu nạn trên biển (24/24) | |
Tel: | 0243.768.3050 |
Fax: | 0243.768.3048 |
Trực ban thông tin an ninh (24/24) | |
Tel: | 0243.795.0482 |
Fax: | 0243.768.5779 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I | |
Địa chỉ: | 34/33 Ngô Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng |
Điện thoại: | 02253.759.508 (24/24h) |
Fax: | 02253.759.507 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II | |
Địa chỉ: | Đường Hoàng Sa, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng |
Điện thoại: | 02363.924.957 (24/24h) |
Fax: | 02363.924.956 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III | |
Địa chỉ: | 1151/45 Đường 30/4, P. 11, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa, Vũng Tàu. |
Điện thoại: | 0254.3850.950 (24/24h) |
Fax: | 0254.3810.353 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực IV | |
Địa chỉ | Số 65, đường Nguyễn Văn Linh, thôn Thành Đạt, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa. |
Điện thoại: | 0258.3880.373 (24/24h) |
Fax: | 0258.3880.517 |
Đang truy cập: 60
Hôm nay: 278
Tháng hiện tại: 173634
Tổng: 3529156
Biển Đông là vùng thường xuyên hứng chịu các hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó bão và áp thấp nhiệt đới là những mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người và an toàn hàng hải. Công tác phòng chống thiên tai, đặc biệt là tìm kiếm cứu nạn (TKCN) trên biển, luôn là nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu của lực lượng tìm kiếm cứu nạn trên biển. Hàng năm Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Trung tâm) đã chủ động bố trí phương tiện tìm kiếm cứu nạn chốt chặn tại các điểm xung yếu và xây dựng phương án phòng chống thiên tai nhằm giảm thiểu thiệt hại khi bão xảy ra gồm các nội dung sau:
1. Theo dõi, giám sát và cảnh báo sớm thiên tai trên biển
Phối hợp với các cơ quan khí tượng thủy văn để nắm bắt thông tin thời tiết, bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến khu vực biển Việt Nam.
Cảnh báo sớm cho tàu thuyền hoạt động trên biển thông qua hệ thống thông tin hàng hải, sóng vô tuyến, điện thoại vệ tinh, v.v.
2. Hướng dẫn, hỗ trợ phòng tránh cho tàu thuyền
Chủ động liên lạc với tàu thuyền trong vùng nguy hiểm để hướng dẫn di chuyển ra khỏi khu vực ảnh hưởng của bão.
Cung cấp thông tin về cảng tránh trú an toàn, điều kiện cập cảng và các phương án neo đậu an toàn.
3. Tổ chức lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó
Duy trì chế độ trực ban 24/7 tại phòng Phối hợp cứu nạn và trên các phương tiện tàu tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng, sẵn sàng triển khai các hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
Thường xuyên tổ chức huấn luyện, diễn tập phòng chống thiên tai và TKCN với các lực lượng liên quan như Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Biên phòng...
4. Điều phối hoạt động tìm kiếm cứu nạn khi có thiên tai
Khi xảy ra thiên tai gây sự cố hàng hải (tàu chìm, người rơi xuống biển...), Trung tâm sẽ kích hoạt ngay hệ thống phối hợp tìm kiếm cứu nạn.
Phối hợp với lực lượng tìm kiếm cứu nạn trong và ngoài ngành để tổ chức ứng cứu kịp thời và hiệu quả.
Cơn bão YAGI xảy ra vào tháng 9/2024 là một minh chứng điển hình cho tinh thần chủ động, phối hợp hiệu quả và năng lực ứng phó nhanh nhạy của Trung tâm trong thực tiễn.
Cơn bão số 3 gây gió mạnh làm đổ cây cối, cột điện, nhà cửa bị hư hỏng, gây cản trở giao thông, mưa lớn kéo dài khiến nhiều khu vực bị ngập sâu, đặc biệt ở các vùng thấp trũng và đô thị các tỉnh vùng cao phía Bắc ngập chìm trong nước lũ. Hệ thống điện bị mất và thông tin liên lạc bị gián đoạn, các tuyến đường bị chia cắt, nước lũ chảy xiết khiến lực lượng cứu hộ khó tiếp cận được những nơi bị cô lập. Mưa lũ đã làm nhiều người chết và mất tích, nhiều ngôi nhà bị lũ quét, sạt lở, nhiều gia đình phải chịu cảnh ly tán, người dân ở một số vùng bị cô lập hoàn toàn, lương thực, thực phẩm, nước sạch cạn kiệt.
Ngay khi có thông tin về sự hình thành của cơn bão YAGI trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines), lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã khẩn trương tổ chức và tăng cường trực ban 24/7 tại các phòng trực ban Phối hợp cứu nạn và tại Trạm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải; cập nhật, thu thập đầy đủ và kịp thời tình hình diễn biến của cơn bão số 3.
Khi bão vào gần đất liền Trung tâm đã khẩn trương triển khai điều động các phương tiện tìm kiếm cứu nạn bố trí ứng trực tại các khu vực Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu di chuyển ứng trực đến các địa điểm xung yếu thường trực sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.
Phối hợp chặt chẽ với lực lượng PCTT-TKCN&PTDS địa phương, BCH BĐBP các tỉnh (thành phố) tổ chức thống kê, theo dõi, nắm bắt tình hình các phương tiện, thiết bị có khả năng TKCN tại khu vực; thống kê số lượng phương tiện/lao động hoạt động đánh bắt đã về bờ tránh trú bão và còn hoạt động trên biển.
Thành lập Sở chỉ huy tiền phương tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực I (Trung tâm khu vực I), Cảng vụ hàng hải Hải Phòng và Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh để kịp thời chỉ đạo các hoạt động tìm kiếm cứu nạn..Thành lập tổ công tác cơ động đi tham gia cùng đoàn công tác của Cục hàng hải Việt Nam. Kịp thời chỉ đạo các phòng ban, bộ phận triển khai cung ứng vật tư thiết bị như: nhà bạt, ô tô, lương thực, thực phẩm cho tàu và trên văn phòng, phục vụ công tác phòng chống bão.
Việc sử dụng hiệu quả các ứng dụng công nghệ trong giám sát hành trình, bản đồ thời tiết số và phân tích hướng đi của bão để tư vấn trực tiếp cho thuyền trưởng các tàu ra khỏi vùng nguy hiểm. Nhờ vậy, các phương tiện đã được hướng dẫn tránh trú kịp thời, hạn chế tối đa thương vong.
Khi bão YAGI bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển Vịnh Bắc Bộ, đặc biệt là khu vực vùng biển Quảng Ninh và Hải Phòng bị ảnh hưởng hết sức nặng nề, một số tàu cá, tàu hàng hoạt động tại khu vực biển Quảng Ninh bị nạn. Ngay sau khi nhận được thông tin tai nạn Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh, BTL Vùng cảnh sát biển 1, các chủ phương tiện bị nạn, Hải Phòng Radio và điều động tàu SAR 411, SAR 412 đi cứu nạn trong điều kiện thời tiết hết sức khắc nghiệt.
Tàu bị nạn trong cơn bão số 3 YAGI
Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các đơn vị, cùng với kinh nghiệm dày dạn của lực lượng TKCN, tàu Bạch Đằng 01 đã tự khắc phục, thuyền viên trên tàu an toàn; Thuyền viên tàu Cửa Ông 12 an toàn; Thuyền viên tàu Bạch Đằng 68 an toàn; Thuyền viên tàu HY-0496 an toàn. Thuyền viên bị nạn trên tàu Hồng Gai và nhiều phương tiện khác đã được tàu SAR 411 và các lực lượng cứu nạn tại hiện trường cứu vớt đưa về bàn giao cho các lực lượng chức năng và chủ tàu (trong đó bao gồm cả các thi thể). Đây là minh chứng rõ ràng cho hiệu quả của công tác phối hợp liên ngành trong ứng phó thiên tai trên biển.
Thuyền viên tàu SAR 411 thực hiện vớt tử thi bị nạn trong cơn bão YAGI
Sau khi bão tan, thời tiết vẫn thường không ổn định, nhiều nơi trong cả nước có mưa rào, gió lớn, lũ quét tràn về tiếp tục ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng của nhân dân. Phát huy tinh thần nhân đạo, tương thân tương ái, chia sẻ, sống trách nhiệm với cộng đồng, giúp đỡ đồng bào các tỉnh vùng cao phía Bắc trong vùng bị thiệt hại do lũ lụt gây ra, ông Bùi Văn Minh, Tổng Giám đốc Trung tâm dẫn đoàn công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão số 3 (YAGI) tại các tỉnh vùng cao phía Bắc. Tham gia đoàn công tác có đại diện Công đoàn Trung tâm, Đoàn Thanh niên Trung tâm và Trung tâm khu vực I. Đoàn đã trao tặng trang thiết bị cứu sinh: tỉnh đoàn Yên Bái 50 phao tròn, 10 phao bè, 50 đèn pin; tỉnh đoàn Tuyên Quang 50 phao tròn, 8 phao bè, 50 đèn pin cùng nhiều thực phẩm, nhu yếu phẩm, dụng cụ cần thiết.
Đoàn công tác do ông Nguyễn Văn Tính, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm dẫn đầu, cứu trợ nhân dân bị ảnh hưởng lũ lụt tại tỉnh Thái Nguyên. Đoàn công tác vận chuyển và trao cho Ủy Ban MTTQ huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 400 chiếc phao tròn; 20 chiếc phao bè cùng nhiều thực phẩm, nhu yếu phẩm, dụng cụ cần thiết.
Sau cơn bão YAGI, Trung tâm đã tổ chức rút kinh nghiệm trên diện rộng, đánh giá toàn diện các khâu từ dự báo, chỉ huy điều hành đến tác nghiệp thực tế. Một số bài học lớn được rút ra bao gồm:
1. Nắm chắc thông tin, dự báo bão
- Theo dõi sát các bản tin thời tiết từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, các kênh thông tin chính thống và liên lạc thường xuyên với các đơn vị cảnh báo bão.
- Cập nhật liên tục vị trí, hướng di chuyển, tốc độ gió, vùng ảnh hưởng của bão để có phương án ứng phó kịp thời.
2. Lập kế hoạch, phương án ứng phó cụ thể
- Xây dựng phương án phòng chống bão cụ thể theo từng cấp độ rủi ro thiên tai và đặc thù hoạt động của từng đơn vị.
- Cần đẩy mạnh huấn luyện, diễn tập định kỳ về công tác phòng, chống bão với các tình huống thực tế để nâng cao năng lực phản ứng nhanh.
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp trang thiết bị TKCN hiện đại, đặc biệt là phương tiện chịu được thời tiết khắc nghiệt.
3. Đảm bảo an toàn cho người và phương tiện
- Di chuyển tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn trước khi bão đổ bộ.
- Tuyệt đối không cho tàu thuyền ra khơi khi có cảnh báo bão hoặc biển động mạnh.
- Kiểm tra kỹ thuật các phương tiện thủy, trang bị áo phao, thiết bị liên lạc, cứu hộ.
4. Tổ chức lực lượng, phương tiện trực bão
- Thành lập ban chỉ huy tiền phương, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, đơn vị.
- Duy trì lực lượng trực 24/24, sẵn sàng ứng phó, cứu hộ cứu nạn khi có tình huống xảy ra.
- Bố trí phương tiện, thiết bị cứu hộ tại các điểm trọng yếu, dễ bị ảnh hưởng.
5. Hỗ trợ, phối hợp giữa các lực lượng
- Thiết lập mạng lưới thông tin liên lạc thông suốt giữa các đơn vị Hải quân, Biên phòng, Kiểm ngư, chính quyền địa phương.
- Phối hợp hỗ trợ sơ tán, cứu hộ các tàu thuyền và ngư dân gặp nạn.
- Chia sẻ dữ liệu quan trắc, thông tin thời tiết giúp nâng cao hiệu quả ứng phó.
6. Công tác hậu bão
- Tổ chức kiểm tra thiệt hại, huy động lực lượng khắc phục hậu quả, hỗ trợ người và phương tiện bị ảnh hưởng.
- Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt bão để nâng cao hiệu quả ứng phó cho lần sau.
Cơn bão YAGI không chỉ là một thử thách lớn mà còn là dịp để khẳng định năng lực tổ chức, điều hành và tinh thần trách nhiệm của lực lượng tìm kiếm cứu nạn. Qua đó, Trung tâm tiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt trong bảo đảm an toàn hàng hải, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu “giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra”.
Thái Hồng Sơn
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I