Cứu nạn thuyền viên quốc tế và công tác phối hợp giữa các cơ quan trong nước liên quan đến tìm kiếm cứu nạn

Cứu nạn thuyền viên quốc tế và công tác phối hợp giữa các cơ quan trong nước liên quan đến tìm kiếm cứu nạn

Cứu nạn thuyền viên quốc tế và công tác phối hợp giữa các cơ quan trong nước liên quan đến tìm kiếm cứu nạn

Cứu nạn thuyền viên quốc tế và công tác phối hợp giữa các cơ quan trong nước liên quan đến tìm kiếm cứu nạn

Cứu nạn thuyền viên quốc tế và công tác phối hợp giữa các cơ quan trong nước liên quan đến tìm kiếm cứu nạn

Đường dây nóng

Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam
Địa chỉ: Số 11A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
  Trực ban tìm kiếm cứu nạn trên biển (24/24)
Tel: 0243.768.3050
Fax: 0243.768.3048
  Trực ban thông tin an ninh (24/24)
Tel:  0243.795.0482
Fax: 0243.768.5779
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I
Địa chỉ: 34/33 Ngô Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 02253.759.508 (24/24h)
Fax: 02253.759.507
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II
Địa chỉ: Đường Hoàng Sa, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại:  02363.924.957 (24/24h)
Fax: 02363.924.956
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III
Địa chỉ: 1151/45 Đường 30/4, P. 11, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa, Vũng Tàu.
Điện thoại: 0254.3850.950 (24/24h) 
Fax: 0254.3810.353
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực IV
Địa chỉ Số 65, đường Nguyễn Văn Linh, thôn Thành Đạt, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Điện thoại: 0258.3880.373 (24/24h) 
Fax: 0258.3880.517

Liên kết Website

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 64

Hôm nay: 269

Tháng hiện tại: 173625

Tổng: 3529147

Cứu nạn thuyền viên quốc tế và công tác phối hợp giữa các cơ quan trong nước liên quan đến tìm kiếm cứu nạn

23/04/2025

Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế biển và giao thông hàng hải quốc tế, đặc biệt vùng biển Khánh Hòa với vị trí địa lý chiến lược có hệ thống giao thông hàng hải vô cùng thuận lợi và nằm trên tuyến đường hành hải quốc tế nên là nơi có lưu lượng tàu thuyền quốc tế qua lại khá lớn, nhất là các tuyến đường biển từ Đông Nam Á đến các quốc gia khác trên thế giới.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình thời tiết, khí hậu trên vùng biển nước ta có những biến động phức tạp mặc dù đã có nhiều biện pháp phòng ngừa, song trên thực tế cho thấy các tai nạn xảy ra trên biển là không thể tránh khỏi. Từ các nguyên nhân chủ quan từ con người, khách quan từ điều kiện tự nhiên nên các tai nạn, sự cố trên biển đã xảy ra và ngày càng có xu hướng tăng gây thiệt hại lớn về người, phương tiện và tài sản của con người khi tham gia hoạt động trên biển. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) hàng năm trên thế giới có đến hai trăm ngàn người chết do các tai nạn trên biển, trong đó có khoảng ¾ chết ngay lúc tàu thuyền bị đắm và gần ¼ chết sau một thời gian sống sót trên các phương tiện cứu nạn. Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra hết sức quan trọng là phải thực hiện một cách có hiệu quả công tác cứu nạn trên biển.

Hàng năm, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Việt Nam đã thực hiện rất nhiều vụ việc cấp cứu thuyền viên nước ngoài thành công trên vùng biển Việt Nam nói chung và vùng biển Khánh Hòa nói riêng. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, lực lượng tìm kiếm cứu nạn Việt Nam đã không ngừng nỗ lực, học hỏi tích lũy kinh nghiệm để góp phần nâng cao khả năng ứng phó và cứu sống nhiều thuyền viên quốc tế trong thời gian qua. Mỗi hoạt động cứu nạn không đơn thuần là hành động bảo vệ tính mạng con người mà còn là dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn bè thuyền viên Quốc tế, nâng cao vị thế đất nước Việt Nam là một quốc gia có biển, có đội tàu biển đã và đang tham gia nhiều tổ chức hàng hải trong khu vực và trên thế giới.

Vụ việc điển hình và bài học kinh nghiệm trong công tác cứu nạn thuyền viên quốc tế

Tai nạn lao động trên tàu WHITE SHARK (Quốc tịch: Marshall Islands; Số IMO: 538064919) xảy ra vào ngày 29/12/2018 khi tàu đang hành trình đi Trung Quốc khiến 04 thuyền viên bị đa chấn thương ở các vùng khác nhau trên cơ thể. Đặc biệt có thuyền viên tên Ritche Magbanua (Sinh năm 1973; Quốc tịch: Philippine) bị thương nặng: Gãy gập xương ống phía chân trái, dập xương sườn trái, vết thương hở ở vùng đầu và gáy hiện đang chảy nhiều máu. Sức khỏe yếu có nguy cơ tử vong. Tàu yêu cầu được hỗ trợ y tế và đưa thuyền viên về Nha Trang cấp cứu khẩn cấp. Sau khi tiếp nhận thông tin, trực ban đã liên lạc trực tiếp với tàu để hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu và yêu cầu tàu lập tức hành trình chuyển hướng thẳng về Nha Trang với tốc độ nhanh nhất. Đồng thời, trực ban nhanh chóng báo cáo thông tin vụ việc và xin ý kiến chỉ đạo của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam cũng như phối hợp thông tin với các đơn vị liên quan để hỗ trợ cho tàu. Khi được lệnh điều động, tàu SAR 27-01 ngay lập tức xuất phát đi cứu nạn 04 thuyền viên bị nạn của tàu WHITE SHARK. Đến 09 giờ 55 phút ngày 30/12/2018, tàu SAR 27-01 đã cứu nạn 04 thuyền viên về cập Cảng Nha Trang an toàn và khẩn trương đưa đi cấp cứu.

*Bài học kinh nghiệm qua vụ việc trên chính là sự cần thiết của việc nâng cao nghiệp vụ sơ cứu ban đầu cho Tổ y tế công tác trực tiếp trên tàu cứu nạn cũng như huấn luyện thành thạo các trang thiết bị y tế để sử dụng trong các trường hợp nhiều thuyền viên bị nạn. Cụ thể, với vụ việc trên, Tổ y tế tàu SAR 27-01 đã sử dụng nẹp kim loại cố định vết gãy xương, chính vì vậy, thao tác sơ cứu nhanh hơn. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân trong Tổ y tế đều có kỹ năng nghiệp vụ y tế tốt nên thao tác hoàn toàn độc lập khi thực hiện sơ cấp cứu cùng lúc cho 4 thuyền viên bị nạn trên tàu WHITE SHARK.

Một ví dụ khác, vào tháng 5 năm 2022, tàu ALPHA AFOVOS (Quốc tịch: Greece, Hô Hiệu: SZSJ) đang hành trình từ Indonesia đến Trung Quốc có 02 thuyền viên bị tai nạn trong quá trình lao động trên tàu. Hai thuyền viên bị đa chấn thương vùng đầu, mạn sườn phải và tay. Các vết thương đều rất sâu, chảy nhiều máu. Tàu ALPHA AFOVOS đang hành trình đưa thuyền viên về Nha Trang để được cấp cứu kịp thời. Thuyền trưởng yêu cầu cứu nạn khẩn cấp. Ngay khi tiếp nhận thông tin, trực ban Trung tâm khu vực IV đã liên lạc trực tiếp với tàu ALPHA AFOVOS để cập nhật tình trạng thuyền viên, đồng thời, phối hợp với các cơ quan hữu quan tại địa phương: Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, Đồn BPCK Nha Trang, Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế tỉnh Khánh Hòa, BCH BĐBP tỉnh Khánh Hòa để có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho thuyền viên trên tàu và tổ chức phương án phòng chống dịch Covid-19 theo đúng quy định. Sau khi thống nhất với thuyền trưởng tàu ALPHA AFOVOS, Trung tâm khu vực IV đề xuất điều động tàu SAR 27-01 lên đường thực hiện nhiệm vụ đi cứu nạn thuyền viên trên tàu ALPHA AFOVOS lúc 14 giờ 30 phút ngày 16/5/2022. Với kinh nghiệm từ các vụ việc tai nạn tương tự trước đó đã giúp lực lượng cứu nạn kịp thời triển khai thực hiện các nghiệp vụ cứu nạn hiệu quả đưa 02 thuyền viên về Cầu cảng Trung tâm khu vực IV an toàn tiến hành công tác bàn giao cho đại diện chủ tàu đưa đi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

*Từ vụ việc này, một trong những kinh nghiệm được chia sẻ là tầm quan trọng của việc phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng địa phương như Cảng vụ hàng hải Nha Trang, Trung tâm cấp cứu 115, Biên phòng cửa khẩu Nha Trang đặc biệt là Trung tâm Kiểm dịch y tế Quốc tế tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ. Sự phối hợp trong công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển này được thực hiện hiệu quả dựa trên các Quy chế phối hợp công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển được ký kết giữa các bên đảm bảo kế hoạch cứu nạn được triển khai nhịp nhàng và nhanh chóng, mang lại sự sống cho người bị nạn trên biển.

Một vụ việc nổi bật khác xảy ra vào lúc 15 giờ 00 phút ngày 05/6/2023, Tàu TAMPA (Quốc tịch: Liberia; hô hiệu: 5LIM4) đang hành trình từ Trung Quốc đi Singapore. Đến khu vực vùng biển cách Nha Trang 81 hải lý về hướng Đông Nam, thuyền trưởng tàu TAMPA (Họ tên: Tzamalis Spyridon, sinh năm 1957 – Quốc tịch: Hy Lạp) bị ho, sốt, khó thở, nhịp tim và huyết áp cao. Tàu quyết định chuyển hướng về Nha Trang và yêu cầu cứu nạn khẩn cấp. Trung tâm khu vực IV đã thực hiện lập phương án cứu nạn thuyền viên đề xuất điều động tàu SAR 273 và phối hợp với các cơ quan tại địa phương để thống nhất kế hoạch hỗ trợ thuyền viên tốt nhất khi về đến bờ. Tuy nhiên, trong vụ việc này, khó khăn đối với lực lượng tìm kiếm cứu nạn chính là việc tiếp cận với tàu TAMPA, một trong những tàu hàng cỡ lớn nhất thế giới (trọng tải 30.000 tấn), mạn khô tàu TAMPA cao trong khi tình trạng sức khỏe bệnh nhân đang diễn biến xấu. Tổ công tác tàu SAR 273 đã sử dụng “Bộ dụng cụ hỗ trợ chuyển nạn nhân từ tàu có độ cao lớn”. Bộ dụng cụ này chính là sáng kiến cải tiến kỹ thuật được Tập thể thuyền viên tàu cứu nạn thực hiện giúp nâng cao hiệu quả trong công tác tiếp cận tại hiện trường.   

Giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác cứu nạn và chia sẻ kinh nghiệm giữa các đơn vị, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực IV đã triển khai nhiều hình thức:

* Hội nghị: Định kỳ tổ chức các hội nghị sơ kết với sự tham gia của đại diện các cơ quan phối hợp tại địa phương để rút kinh nghiệm từ những vụ việc thực tế, thảo luận về các tình huống cứu nạn phức tạp và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả.

* Huấn luyện và diễn tập: Thường xuyên tổ chức và tham gia các khóa huấn luyện, diễn tập phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nước, mô phỏng các tình huống cứu nạn thực tế. Đây là cơ hội để các viên chức, thuyền viên rèn luyện kỹ năng, nâng cao khả năng phối hợp và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

* Chia sẻ thông tin qua các kênh truyền thông nội bộ: Các bài học kinh nghiệm, những điển hình tiên tiến trong công tác cứu nạn được chia sẻ rộng rãi trên các trang thông tin điện tử, bản tin nội bộ của các đơn vị.

* Ứng dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật và sử dụng các phần mềm ứng dụng trong công tác tìm kiếm cứu nạn: Khuyến khích các viên chức nghiên cứu để đưa ra các sáng kiến trong công việc. Điển hình là sáng kiến “Bộ dụng cụ hỗ trợ chuyển nạn nhân từ tàu có độ cao lớn” được công nhận năm 2018 và sáng kiến “Video huấn luyện tiếng Anh trong nghiệp vụ thu nhận và xử lý thông tin báo nạn” được công nhận năm 2023. Đây là 2 sáng kiến nổi bật trong thời gian qua được viên chức, thuyền viên Trung tâm khu vực IV áp dụng trực tiếp trong quá trình tiếp nhận thông tin và tiếp cận tàu nước ngoài tại hiện trường. Ngoài ra, các viên chức, thuyền viên luôn nâng cao tinh thần học hỏi, rèn luyện khả năng chuyên môn nghiệp vụ, linh hoạt sử dụng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn.

Những bài học được rút ra từ hoạt động cứu nạn trên, không chỉ là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của lực lượng tìm kiếm cứu nạn trong hệ thống Trung tâm Phối hợp, tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam với phương châm: Chuyên nghiệp, Kịp thời, Hiệu quả, Chính xác và Tính mạng con người là trên hết mà còn khẳng định vị thế của Việt Nam là một quốc gia có trách nhiệm, nghĩa vụ của các quốc gia ven biển theo Công ước quốc tế về tìm kiếm, cứu nạn trên biển năm 1979 (SAR 79) mà Việt nam là nước thành viên. Công tác cứu nạn nhanh chóng, kịp thời, đầy tính nhân đạo của Việt Nam không chỉ thể hiện trách nhiệm của một quốc gia thành viên của các tổ chức hàng hải quốc tế mà còn góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp về Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Phạm Thị Hoàng Anh

Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực IV

Vụ việc cứu nạn thuyền viên tàu WHITE SHARK

 

                      

                                  

          Cứu nạn 02 thuyền viên tàu ALPHA AFOVOS

Vụ việc cứu nạn  thuyền trưởng tàu TAMPA