Hội thảo xin ý kiến về dự thảo Quy hoạch chi tiết phát triển hạ tầng cảng biển 2021-2030, tầm nhìn 2050

Hội thảo xin ý kiến về dự thảo Quy hoạch chi tiết phát triển hạ tầng cảng biển 2021-2030, tầm nhìn 2050

Hội thảo xin ý kiến về dự thảo Quy hoạch chi tiết phát triển hạ tầng cảng biển 2021-2030, tầm nhìn 2050

Hội thảo xin ý kiến về dự thảo Quy hoạch chi tiết phát triển hạ tầng cảng biển 2021-2030, tầm nhìn 2050

Hội thảo xin ý kiến về dự thảo Quy hoạch chi tiết phát triển hạ tầng cảng biển 2021-2030, tầm nhìn 2050

Đường dây nóng

Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam
Địa chỉ: Số 11A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024.37683050 (24/24h)
Fax: 024.37683048
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I
Địa chỉ: 34/33 Ngô Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 02253.759.508 (24/24h)
Fax: 02253.759.507
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II
Địa chỉ: Đường Hoàng Sa, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại:  02363.924.957 (24/24h)
Fax: 02363.924.956
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III
Địa chỉ: 1151/45 Đường 30/4, P. 11, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa, Vũng Tàu.
Điện thoại: 0254.3850.950 (24/24h) 
Fax: 0254.3810.353
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực IV
Địa chỉ Số 65, đường Nguyễn Văn Linh, thôn Thành Đạt, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Điện thoại: 0258.3880.373 (24/24h) 
Fax: 0258.3880.517

Liên kết Website

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 20

Hôm nay: 575

Tháng hiện tại: 77361

Tổng: 2820812

Hội thảo xin ý kiến về dự thảo Quy hoạch chi tiết phát triển hạ tầng cảng biển 2021-2030, tầm nhìn 2050

11/11/2022

Chiều 8/11, tại Hà Nội, Bộ GTVT tổ chức Hội thảo xin ý kiến về ‘‘Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050’’và “Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Hội thảo có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang, đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành, các Hiệp hội, các Tổng Công ty…

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang khẳng định: Sau 20 năm phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch, hệ thống cảng biển Việt Nam đã định hình với quy mô tổng chiều dài trên 90km, đầy đủ các công năng xếp dỡ với năng lực thông qua đạt khoảng 750 triệu tấn/năm. Đến nay Cảng biển Việt Nam đã được đầu tư với nhiều bến cảng có quy mô lớn, hiện đại, năng suất khai thác cao tương đương với các cảng biển trong khu vực và trên thế giới.

Các cảng biển chính trên cả nước đã đầu tư, nâng cấp cải thiện căn bản về năng lực, chất lượng dịch vụ đảm bảo tiếp nhận tàu biển trọng tải từ trên 30.000 đến hàng trăm ngàn tấn, điển hình các bến cảng tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiếp nhận được các tàu biển trọng tải đến trên 214.000 tấn (trên 18.000Teus), Cảng biển Hải Phòng tại Lạch Huyện tiếp nhận tàu trọng tải đến 145.000 tấn (sức chở khoảng 13.500 Teu).

Hệ thống cảng biển Việt Nam ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và hội nhập quốc tế, hàng năm thông qua trên 90% hàng hóa xuất nhập khẩu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cả nước, các vùng miền, địa phương. Bên cạnh đó năng lực hạ tầng cảng biển đã được đầu tư thời gian qua với phương châm đi trước một bước cũng góp phần tạo thế chủ động cho Việt Nam ứng phó với các vấn đề kinh tế toàn cầu như dịch bệnh Covid-19, dịch chuyển làn sóng đầu tư thu hút mạnh mẽ dòng đầu tư nước ngoài và góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Để góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng giao thông, đẩy mạnh tiến trình hình thành mạng lưới vận tải đa phương thức, cảng cạn cũng được Chính phủ, Thủ tướng chính phủ quan tâm chỉ đạo quy hoạch phát triển đảm bảo kết nối thuận lợi giữa cảng biển với các trung tâm sản xuất tiêu thụ hàng hóa, tổ chức hiệu quả mạng lưới giao thông góp phần giảm thời gian và chi phí vận tải.

Là một loại hình phát triển muộn hơn cảng biển, song hiện nay cảng cạn cũng từng bước được quan tâm đầu tư tại các khu vực, hành lang vận tải tập trung lưu lượng hàng hóa container lớn như Móng Cái - Quảng Ninh, Đình Vũ - Hải Phòng, Quế Võ - Bắc Ninh, Gia Lâm - Hà Nội, Duy Tiên - Hà Nam, Nhơn Trạch - Đồng Nai… Các cảng cạn nêu trên đã góp phần rất quan trọng trong việc tổ chức mạng lưới vận tải, tận dụng hiệu quả đặc thù, thế mạnh giao thông vận tải của từng vùng đặc biệt là mạng lưới giao thông vận tải thủy nội địa để vận tải hàng hóa với khối lượng lớn, giá thành rẻ và ít ô nhiễm.

Theo Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017, lĩnh vực hàng hải có 04 Quy hoạch gồm 01 quy hoạch ngành quốc gia và 03 quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập sâu vào kinh tế toàn cầu, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một trong các quy hoạch ngành quốc gia thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải đã được Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập, trình đầu tiên và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021.

Do đó nhiệm vụ của Bộ Giao thông vận tải là tiếp tục tổ chức lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, trong đó có Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để triển khai cụ thể hóa quy hoạch tổng thể cảng biển, làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng cảng biển, cảng cạn đáp ứng nhu cầu lưu chuyển hàng hóa thúc đẩy phát triển KTXH đất nước.

Đông đảo các đại biểu tham dự Hội thảo

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang khẳng định: Hội thảo về Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ngày hôm nay là dịp để Cơ quan lập quy hoạch, Tư vấn lập quy hoạch trình bày, làm rõ trước quý vị về kết quả nghiên cứu quy hoạch nêu trên.

Thông qua hội thảo, Bộ GTVT rất mong nhận được những ý kiến quý báu của toàn thể đại biểu đối với các nội dung nghiên cứu quy hoạch trong đó trọng tâm là kết quả dự báo, quy hoạch phát triển từng thời kỳ 2025, 2030; tính liên kết, đồng bộ giữa quy hoạch cảng biển, cảng cạn và các quy hoạch có liên quan thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ ngành, địa phương và; các giải pháp đảm bảo tinh khả thi trong thực hiện quy hoạch cảng biển, cảng cạn. Ý kiến góp ý của các Quý vị sẽ là cơ sở để Bộ Giao thông vận tải, Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, hoàn thiện nội dung nghiên cứu và thực hiện các thủ tục thẩm định trình Thủ tướng chính phủ xem xét, phê duyệt.

Tại Hội thảo, thay mặt liên danh tư vấn, ông Lê Tấn Đạt - Phó TGĐ Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng công trình hàng hải (TVH) trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ông Lê Tấn Đạt - Phó TGĐ Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng công trình Hàng hải (TVH) trình bày báo cáo

Theo đó, Quy hoạch bao gồm toàn bộ nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam trên cơ sở đánh giá, kế thừa, phát triển kết quả tổ chức thực hiện quy hoạch thời gian qua, tích hợp phát triển đồng bộ hạ tầng phụ trợ.

Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021. Nội dung Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định tại Luật Quy hoạch và các quy định pháp luật liên quan, Quyết định số 123/QĐ-BGTVT ngày 11/01/2020 của Bộ GTVT phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch.

Cũng tại Hội thảo, Đại diện Tư vấn Lập Quy hoạch (CCTDI) ông Phạm Hoài Chung - Viện Chiến lược và Phát triển GTVT đã báo cáo kết quả nghiên cứu Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải hàng hóa bằng container gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế. Phát triển cảng cạn nhằm tổ chức vận tải container một cách hợp lý, tăng hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics trên các hành lang vận tải, góp phần giảm ùng tắc giao thông tại cảng biển, cửa khẩu quốc tế và các đô thị lớn. Phát triển cảng cạn ở Việt Nam đang càng ngày càng trở nên cấp thiết.

Đại diện Tư vấn Lập Quy hoạch (CCTDI) ông Phạm Hoài Chung - Viện Chiến lược và Phát triển GTVT trình bày báo cáo báo cáo

Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn cần gắn liền với quy hoạch phát triển các chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt, đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không, trong đó đặc biệt là quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển để đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả trong triển khai thực hiện quy hoạch.

Song song với nhiệm vụ lập các quy hoạch ngành quốc gia thuộc lĩnh vực giao thông vận tải thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT, việc lập quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn cũng cần thiết phải được triển khai đồng thời trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tạo cơ sở pháp lý trong việc định hướng, xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển cảng cạn trên phạm vi cả nước.

Quy hoạch hoạch định mục tiêu phát triển dài hạn, trung hạn cho hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch cảng cạn từ các quy hoạch trước; xác định những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, bất cập trong việc lập, quản lý và thực hiện quy hoạch; đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, thách thức, tiềm năng và cơ hội phát triển cảng cạn ở Việt Nam; Xây dựng những kịch bản phát triển đối với hệ thống cảng cạn Việt Nam trên cơ sở các kịch bản phát triển kinh tế xã hội của đất nước, bám sát các kịch bản quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cả nước và các địa phương, quy hoạch các chuyên ngành GTVT và quy hoạch các ngành, lĩnh vực khác đang được triển khai đồng thời để đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả; Đưa ra các quy hoạch phát triển cảng cạn Việt Nam có tầm nhìn tổng thể bền vững, khả thi, đáp ứng được các mục tiêu phát triển của quốc gia và đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế. Xây dựng danh mục ưu tiên thực hiện trong từng giai đoạn quy hoạch; Đề xuất các giải pháp quản lý, thực hiện quy hoạch nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cảng cạn tại Việt Nam đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong đầu tư, khai thác hệ thống GTVT, đặc biệt là hệ thống cảng biển.

Trong khuôn khổ Hội thảo, lãnh đạo các Tỉnh, các Sở GTVT, các doanh nghiệp, Hiệp hội đã bày tỏ sự đồng thuận với dự thảo Quy hoạch đồng thời cùng trao đổi, thảo luận, đóng góp thêm vào nội dung dự thảo.

Đại diện 02 liên danh tư vấn cùng lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam đã bước đầu tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia thảo luận. Các đơn vị khẳng định sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp; đồng thời nghiên cứu, chắt lọc để bổ sung hoàn thiện dự thảo các Quy hoạch.

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang kết luận hội thảo

Phát biểu kết luận Hội thảo, Thứ trưởng đánh giá đây là quy hoạch có khối lượng nghiên cứu rất lớn và chuyên sâu, đến nay kết quả dự thảo đã đạt yêu cầu so với đề cương. Thứ trưởng đề nghị các Bộ, Ngành, địa phương, các đại biểu tiếp tục có ý kiến đóng góp cho dự thảo báo cáo để Cục Hàng hải Việt Nam và các đơn vị tư vấn chắt lọc ý kiến, hoàn thiện báo cáo.

Thứ trưởng giao Cục Hàng hải Việt Nam nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến chuyên ngành, chắt lọc để đưa vào dự thảo, hoàn thiện dự thảo để trình đúng kế hoạch; đảm bảo Quy hoạch chất lượng, khả thi, mang tính đột phá để phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế xã hội, là cánh tay đắc lực cho sự phát triển của đất nước, địa phương trong thời gian tới./.

Nguồn: mt.gov.vn