Họp Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì

Họp Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì

Họp Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì

Họp Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì

Họp Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì

Đường dây nóng

Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam
Địa chỉ: Số 11A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
  Trực ban tìm kiếm cứu nạn trên biển (24/24)
Tel: 0243.768.3050
Fax: 0243.768.3048
  Trực ban thông tin an ninh (24/24)
Tel:  0243.795.0482
Fax: 0243.768.5779
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I
Địa chỉ: 34/33 Ngô Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 02253.759.508 (24/24h)
Fax: 02253.759.507
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II
Địa chỉ: Đường Hoàng Sa, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại:  02363.924.957 (24/24h)
Fax: 02363.924.956
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III
Địa chỉ: 1151/45 Đường 30/4, P. 11, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa, Vũng Tàu.
Điện thoại: 0254.3850.950 (24/24h) 
Fax: 0254.3810.353
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực IV
Địa chỉ Số 65, đường Nguyễn Văn Linh, thôn Thành Đạt, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Điện thoại: 0258.3880.373 (24/24h) 
Fax: 0258.3880.517

Liên kết Website

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 63

Hôm nay: 2760

Tháng hiện tại: 6334

Tổng: 3358541

Họp Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì

27/09/2022

Theo Tổng cục Khí tượng Thủy văn, bão số 4 (tên quốc tế: Noru) là cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh, khả năng cao khi vào gần bờ, cường độ bão cấp 12-13. Bão khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến 4 địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định với mức độ rủi ro thiên tai đến cấp 4. Hiện tại, bão số 4 vẫn đang di chuyển rất nhanh về phía đất liền miền Trung với tốc độ khoảng 20 km/giờ.

Tối ngày 27/9/2022, sau khi thị sát và kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 4 tại Quảng Trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì họp Ban Chỉ đạo tiền phương tại điểm cầu UBND tỉnh Quảng Trị, kết nối trực tuyến với 8 điểm cầu tại 8 tỉnh, thành phố để chống bão.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì họp Ban Chỉ đạo tiền phương tại điểm cầu UBND tỉnh Quảng Trị, kết nối trực tuyến với 8 điểm cầu tại 8 tỉnh, thành phố để chống bão

Đại diện ngành Giao thông vận tải tham dự cuộc họp có đồng chí Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; đồng chí Nguyễn Đình Việt, Quyền Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam; đồng chí Bùi Văn Minh, Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam.

Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, chỉ còn mấy tiếng nữa thì bão sẽ đổ bộ vào đất liền, thời gian rất quý. Do đó, cần nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời những phát sinh do cơn bão gây ra.

Cho biết về việc kiểm tra khu vực bị lốc xoáy tại Quảng Trị, Phó Thủ tướng cho rằng dù chuẩn bị kỹ càng thì vẫn còn tình huống đột xuất, bất ngờ. Mặc dù bão chưa vào nhưng lốc xoáy làm 100 ngôi nhà tốc mái, 3 người bị thương. Quảng Trị đã vào cuộc kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu.

Phó Thủ tướng kiểm tra khu neo đậu tàu thuyền, động viên ngư dân tại cảng cá Triệu An, Triệu Phong, Quảng Trị

Lãnh đạo đại diện các tỉnh, thành phố tham dự họp đã báo cáo tóm tắt công tác ứng phó, tình hình ảnh hưởng của bão số 4 tại các địa phương.

Phó Thủ tướng đề nghị cuộc họp tập trung vào các biện pháp cấp bách trước mắt khi chỉ còn ít thời gian nữa bão sẽ vào. Trong đó, tập trung vào các biện pháp bảo đảm an toàn cao nhất cho người dân; sức khỏe, tính mạng của người dân là hàng đầu.

Thứ hai, phải xác định bảo vệ các công trình trọng điểm, quan trọng mà ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội cũng như an toàn cho nhân dân: hồ đập, đê điều, đường sá, bệnh viện, bảo vệ hệ thống điện…

Thứ ba, Phó Thủ tướng đề nghị báo cáo về việc chuẩn bị lương thực, thực phẩm, ứng cứu trường hợp bị chia cắt.

Tại cuộc họp, Ban Chỉ huy tiền phương đưa ra các công việc cụ thể triển khai tiếp theo, cụ thể như sau:

- Tăng cường, duy trì lực lượng trực ban 24/24, kịp thời báo cáo khi có tình huống.

- Ưu tiên giành tối đa thời lượng phát tin trên các phương tiên thông tin đại chúng về công tác chỉ đạo điều hành và diễn biến của bão số 4.

- Theo dõi sát sao thông tin, diễn biến bão, mưa lũ sau bão để kịp thời chỉ đạo xử lý khi có tình huống.

- Kiểm soát chặt chẽ, không cho người dân trở lại lồng bè, chòi canh khi bão chưa tan.

- Điều tiết, phân luồng giao thông và khuyến cáo người dân không ra đường từ đêm 27/9 đến khi bão tan. Xem xét dừng một số hoạt động sản xuất để hạn chế tối đa người dân tham gia giao thông trong thời gian bão đổ bộ.

- Bố trí lực lượng kiểm soát hướng dẫn giao thông các ngầm tràn, khu vực ngập lụt, chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố.

- Sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu đô thị và khu công nghiệp có nguy cơ ngập lụt.

- Bố trí lực lượng, phương tiện thường trực tại công trình đang thi công, trọng điểm đê điều, hồ đập xung yếu để kịp thời xử lý các tình huống.

- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ khi có tình huống.

- Chỉ đạo các lực lượng quân khu, quân đoàn cơ động đến các vị trí trọng điểm để sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Thực hiện phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong ngành hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam đã thành lập 02 tổ công tác cơ động đi kiểm tra công tác ứng phó và chỉ đạo chống bão tại các khu vực cảng biển, do Quyền Cục trưởng Nguyễn Đình Việt và Phó Cục trưởng Nguyễn Hoàng trực tiếp chỉ đạo tại các tỉnh miền Trung.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang và Lãnh đạo Cục HHVN trực tiếp kiểm tra công tác ứng phó và chỉ đạo chống bão tại các khu vực cảng biển

Tổ công tác thứ nhất do Quyền Cục trưởng Cục HHVN Nguyễn Đình Việt làm trưởng đoàn cùng đồng chí Bùi Văn Minh, Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn và đại diện các Cảng vụ hàng hải, đi vào các khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, triển khai công tác ứng phó thiên tai cơn bão số 4 có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải tại khu vực;

Tổ công tác thứ hai do Phó Cục trưởng Cục HHVN Nguyễn Hoàng làm trưởng đoàn cùng đồng chí Vũ Việt Hùng, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm và đại diện các Cảng vụ hàng hải phối hợp thực hiện công tác chuẩn bị tránh bão tại khu vực Quy Nhơn, Nha Trang.

Làm việc với các Cảng vụ Hàng hải, đại diện Lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam yêu cầu các Cảng vụ hàng hải phải triển khai một số nhiệm vụ chính như sau:

- Tổ chức kiểm tra trụ sở, cơ sở dịch vụ, kho bãi, nhà xưởng và các công trình trong khu vực quản lý;

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, chỉ đạo doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hải trong công tác phòng, chống thiên tai tại vùng nước cảng biển do Cảng vụ hàng hải quản lý;

- Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện phương án huy động tàu thuyền trong khu vực tham gia khắc phục hậu quả thiên tai khi có tình huống xảy ra.

- Kịp thời điều động tàu, thuyền đến khu neo đậu tránh, trú bão.

Ngay sau khi làm việc với các Cảng vụ hàng hải, các tổ công tác xuống các Doanh nghiệp cảng biển để triển khai nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai, trong quá trình làm việc đại diện Lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam yêu cầu các Doanh nghiệp cảng biển thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

- Sẵn sàng triển khai phương án điều động tàu thuyền đang hoạt động trong cảng đi tránh bão hoặc ra khu neo đậu tránh, trú bão.

- Có phương án bảo đảm hệ thống cần cẩu trên cầu tàu; áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm chống tác động xấu của thiên tai đối với kết cấu hạ tầng hàng hải.

- Lên phương án bảo vệ an toàn, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị.

- Phải có phương án phòng chống cháy, nổ đối với kho chứa hàng hóa dễ cháy, nổ.

- Thường xuyên kiểm tra, duy trì hệ thống thoát nước trong cảng bảo đảm thông thoát, tránh úng ngập.

- Xây dựng phương án ứng phó thiên tai cụ thể trong trường hợp tàu thuyền neo đậu tại cầu cảng để phòng chống thiên tai.