Ngày Nhận thức về sóng thần thế giới (5/11)

Ngày Nhận thức về sóng thần thế giới (5/11)

Ngày Nhận thức về sóng thần thế giới (5/11)

Ngày Nhận thức về sóng thần thế giới (5/11)

Ngày Nhận thức về sóng thần thế giới (5/11)

Đường dây nóng

Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam
Địa chỉ: Số 11A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
  Trực ban tìm kiếm cứu nạn trên biển (24/24)
Tel: 0243.768.3050
Fax: 0243.768.3048
  Trực ban thông tin an ninh (24/24)
Tel:  0243.795.0482
Fax: 0243.768.5779
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I
Địa chỉ: 34/33 Ngô Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 02253.759.508 (24/24h)
Fax: 02253.759.507
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II
Địa chỉ: Đường Hoàng Sa, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại:  02363.924.957 (24/24h)
Fax: 02363.924.956
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III
Địa chỉ: 1151/45 Đường 30/4, P. 11, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa, Vũng Tàu.
Điện thoại: 0254.3850.950 (24/24h) 
Fax: 0254.3810.353
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực IV
Địa chỉ Số 65, đường Nguyễn Văn Linh, thôn Thành Đạt, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Điện thoại: 0258.3880.373 (24/24h) 
Fax: 0258.3880.517

Liên kết Website

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 38

Hôm nay: 2548

Tháng hiện tại: 6122

Tổng: 3358323

Ngày Nhận thức về sóng thần thế giới (5/11)

26/10/2021

Vào tháng 12/2015, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chỉ định ngày 5/11 là Ngày Nhận thức về sóng thần Thế giới nhằm kêu gọi các quốc gia, các tổ chức quốc tế và xã hội dân sự nâng cao nhận thức về sóng thần và chia sẻ các cách tiếp cận sáng tạo để giảm thiểu rủi ro.

Theo ước tính khoảng 50% dân số thế giới sẽ sống ở các khu vực ven biển hứng chịu lũ lụt, bão và sóng thần. Mở rộng hợp tác quốc tế với các nước đang phát triển sẽ giúp đảm bảo rằng 100% cộng đồng có nguy cơ sóng thần được chuẩn bị sẵn sàng và chống chịu với sóng thần vào năm 2030.

Thông điệp của Ngày Nhận thức về sóng thần thế giới năm nay là hướng tới tăng cường đáng kể hợp tác quốc tế với các nước đang phát triển thông qua hỗ trợ đầy đủ và bền vững để bổ sung cho các hành động quốc gia nhằm thực hiện Khuôn khổ hiện tại vào năm 2030.

Theo thống kê, 58 thảm họa sóng thần trong 100 năm qua đã khiến hơn 260.000 người đã thiệt mạng, tức trung bình mỗi thảm họa là 4.600 người, vượt qua mọi hiểm họa thiên nhiên khác. Số người chết cao nhất trong thời kỳ đó là trận sóng thần ở Ấn Độ Dương vào tháng 12/2004 đã gây ra khoảng 227.000 người thiệt mạng ở 14 quốc gia, trong đó Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ và Thái Lan bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Đô thị hóa nhanh chóng và du lịch ngày càng phát triển ở các khu vực dễ xảy ra sóng thần đang khiến ngày càng nhiều người gặp nguy hiểm. Điều đó làm cho việc giảm thiểu rủi ro trở thành một yếu tố then chốt trong việc mục tiêu giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do thiên tai - một mục tiêu chính của Khung Sendai.

                                                                                                         Nguồn: Liên Hợp Quốc