Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam | |
Địa chỉ: | Số 11A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội |
Trực ban tìm kiếm cứu nạn trên biển (24/24) | |
Tel: | 0243.768.3050 |
Fax: | 0243.768.3048 |
Trực ban thông tin an ninh (24/24) | |
Tel: | 0243.795.0482 |
Fax: | 0243.768.5779 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I | |
Địa chỉ: | 34/33 Ngô Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng |
Điện thoại: | 02253.759.508 (24/24h) |
Fax: | 02253.759.507 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II | |
Địa chỉ: | Đường Hoàng Sa, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng |
Điện thoại: | 02363.924.957 (24/24h) |
Fax: | 02363.924.956 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III | |
Địa chỉ: | 1151/45 Đường 30/4, P. 11, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa, Vũng Tàu. |
Điện thoại: | 0254.3850.950 (24/24h) |
Fax: | 0254.3810.353 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực IV | |
Địa chỉ | Số 65, đường Nguyễn Văn Linh, thôn Thành Đạt, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa. |
Điện thoại: | 0258.3880.373 (24/24h) |
Fax: | 0258.3880.517 |
Đang truy cập: 68
Hôm nay: 263
Tháng hiện tại: 173619
Tổng: 3529141
Biển Đông – vùng biển rộng lớn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, không chỉ đóng vai trò quan trọng về mặt địa chính trị, kinh tế và quốc phòng; mà còn là nơi diễn ra các hoạt động hàng hải, khai thác thủy sản, thăm dò dầu khí và du lịch biển sôi động. Với đặc thù khí hậu phức tạp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, sóng to gió lớn và các hình thái thời tiết nguy hiểm khác, cùng với mật độ tàu thuyền hoạt động cao trên các tuyến hàng hải quốc tế và vùng biển ven bờ, Biển Đông tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn, sự cố hàng hải nghiêm trọng.
Trong bối cảnh đó, công tác tìm kiếm cứu nạn (TKCN) hàng hải có vai trò đặc biệt quan trọng, là “phao cứu sinh” bảo vệ tính mạng con người, phương tiện và tài sản trên biển; đồng thời góp phần duy trì an toàn hàng hải, ổn định hoạt động kinh tế - xã hội trên biển và khẳng định năng lực quản lý quốc gia trên vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác TKCN, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn Hàng hải Việt Nam (Trung tâm Việt Nam), đơn vị nòng cốt trong hệ thống tổ chức TKCN hàng hải quốc gia luôn chú trọng nâng cao năng lực tổ chức và triển khai thực hiện nhiệm vụ; trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc vận dụng linh hoạt, hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ) trong tổ chức ứng phó sự cố và phát huy vai trò chỉ huy hiện trường tại khu vực xảy ra tai nạn.
Phương châm “4 tại chỗ” từ lâu đã trở thành kim chỉ nam trong công tác Tìm kiếm Cứu nạn (TKCN) trên biển. Khi xảy ra các sự cố hàng hải nghiêm trọng, việc vận dụng linh hoạt và hiệu quả phương châm này có thể quyết định trực tiếp đến thành công của công tác cứu nạn. Hai vụ việc tiêu biểu trong việc vận dụng phương châm “4 tại chỗ” là hỗ trợ đưa về bờ 303 công dân Sri-Lanka trên tàu Lady R3 bị hỏng máy và tìm kiếm, cứu nạn 19 thuyền viên tàu Vân Đồn Ace trên vùng biển xa bờ là minh chứng sống động cho kết quả đó.
Phương châm “4 tại chỗ” trong công tác TKCN hàng hải là:
1. Sự vụ tàu Lady R3 (gần quần đảo Trường Sa)
Tàu Lady R3 chở 303 người (quốc tịch Srilanka) bị nước tràn vào hầm máy ở vùng biển xa bờ trong điều kiện sóng gió phức tạp.
303 công dân Sri-Lanka trên tàu Helios Leader
Trung tâm Việt Nam đã huy động tàu hàng Helios Leader (Mang cờ Nhật Bản) đang hoạt động gần hiện trường nhanh chóng tiếp cận, cứu toàn bộ người bị nạn; sau đó điều động tàu SAR 413 đến tiếp nhận người bị nạn đưa về bờ chăm sóc.
Tàu Helios Leader và tàu SAR 413 là hai phương tiện nòng cốt trong việc tổ chức cứu nạn một cách kịp thời, hiệu quả; công tác tiếp nhận, chăm sóc y tế, ăn ở, làm thủ tục ngoại giao được triển khai khẩn trương với sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đây là một ví dụ điển hình về việc tận dụng lực lượng phương tiện tại khu vực trên tuyến hàng hải quốc tế tham gia TKCN.
2. Vụ tàu Vân Đồn Ace (Vùng biển phía Nam)
Tàu Vân Đồn Ace gặp nạn trong điều kiện thời tiết xấu, 19 thuyền viên phải rời tàu, trôi dạt trên biển. Sau khi tiếp nhận thông tin, Trung tâm Việt Nam đã điều động tàu SAR 413 từ Vũng Tàu đến hiện trường; đồng thời huy động tàu hàng MSC Rapallo (Mang cờ Liberia) đang hoạt động gần hiện trường nhanh chóng tiếp cận hỗ trợ cứu vớt một số thuyền viên trên phao bè.
Trực thăng VN 8622 và tàu SAR 413 đang tổ chức tìm kiếm tại hiện trường
Trung tâm Việt Nam trực tiếp chỉ đạo điều hành, giao tàu SAR 413 thực hiện chỉ huy hiện trường; phối hợp chặt chẽ với các phương tiện của lực lượng Cảnh sát biển và tàu dịch vụ dầu khí. Ngoài các phương tiện nói trên, một máy bay trực thăng cũng được huy động tham gia công tác TKCN.
Lực lượng cứu nạn tại hiện trường đảm bảo chăm sóc y tế ngay trên tàu SAR 413, đồng thời duy trì tìm kiếm dài ngày với sự chuẩn bị hậu cần tốt về thực phẩm, nhiên liệu, trang thiết bị.
Phương châm “4 tại chỗ” không chỉ là nguyên tắc chiến lược mà còn là yếu tố sống còn trong công tác TKCN hàng hải. Hai vụ việc Lady R3 và Vân Đồn Ace đã cho thấy, chỉ khi mỗi thành tố trong phương châm này được chuẩn bị kỹ lưỡng và kích hoạt kịp thời, mới có thể tạo nên một hệ thống phản ứng cứu nạn hiệu quả và bền vững. Việc rút ra bài học từ thực tiễn sẽ góp phần nâng cao năng lực ứng phó, bảo vệ an toàn tính mạng con người và tài sản trên biển – đúng với tinh thần chủ động, quyết liệt và nhân văn trong công tác cứu nạn hàng hải./.
Lương Trường Phi
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III