Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam | |
Địa chỉ: | Số 11A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội |
Trực ban tìm kiếm cứu nạn trên biển (24/24) | |
Tel: | 0243.768.3050 |
Fax: | 0243.768.3048 |
Trực ban thông tin an ninh (24/24) | |
Tel: | 0243.795.0482 |
Fax: | 0243.768.5779 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I | |
Địa chỉ: | 34/33 Ngô Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng |
Điện thoại: | 02253.759.508 (24/24h) |
Fax: | 02253.759.507 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II | |
Địa chỉ: | Đường Hoàng Sa, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng |
Điện thoại: | 02363.924.957 (24/24h) |
Fax: | 02363.924.956 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III | |
Địa chỉ: | 1151/45 Đường 30/4, P. 11, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa, Vũng Tàu. |
Điện thoại: | 0254.3850.950 (24/24h) |
Fax: | 0254.3810.353 |
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực IV | |
Địa chỉ | Số 65, đường Nguyễn Văn Linh, thôn Thành Đạt, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa. |
Điện thoại: | 0258.3880.373 (24/24h) |
Fax: | 0258.3880.517 |
Đang truy cập: 30
Hôm nay: 3381
Tháng hiện tại: 173233
Tổng: 3528755
Trong hoạt động phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển, một trong những nguyên tắc mang tính xuyên suốt là sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và linh hoạt giữa các lực lượng nhằm phát huy tối đa nguồn lực hiện có, từ đó nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian ứng cứu và giảm thiểu các thiệt hại về con người.
Tháng 1/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển (theo Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20/1/2014). Đây được đánh giá là bước ngoặt quan trọng, đặt nền móng pháp lý vững chắc cho việc hình thành hàng loạt quy chế phối hợp sau này giữa Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam và các lực lượng chức năng có liên quan. Các quy chế phối hợp được xây dựng bài bản, có sự gắn kết chặt chẽ cùng với sự tham gia của nhiều lực lượng nòng cốt như: Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Cảng vụ hàng hải, Đài Thông tin duyên hải và Trung tâm Cấp cứu 115.
Quy chế phối hợp giữa Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam với Bộ đội Biên phòng là một trong những văn bản đầu tiên được ký kết, thể hiện rõ tinh thần chủ động, quyết liệt và khẩn trương trong việc thiết lập mối liên kết nghiệp vụ linh hoạt và hiệu quả giữa các lực lượng chức năng hoạt động trên biển. Ngay trong năm 2014, các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực đã hoàn tất việc ký kết quy chế phối hợp chi tiết với toàn bộ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh duyên hải cùng các Hải đoàn Biên phòng, tạo nên mạng lưới phối hợp chặt chẽ và đồng bộ trên toàn tuyến biển.
Một dấu mốc đáng chú ý trong quá trình hoàn thiện cơ chế phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển diễn ra sau khi Luật Biên phòng Việt Nam được ban hành vào năm 2020, đặc biệt là từ thời điểm Nghị định số 106/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Trên cơ sở các văn bản pháp lý mới này, các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực đã chủ động làm việc với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển để tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung và tái ký kết nhiều quy chế phối hợp, nhằm đảm bảo sự đồng bộ với khung pháp lý hiện hành và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Triển khai thực hiện Quy chế phối hợp, các bên đã thiết lập danh sách cơ quan thường trực, thành viên cùng số điện thoại liên hệ của lãnh đạo, trực ban, đảm bảo thông tin được kết nối nhanh chóng và thông suốt; thường xuyên trao đổi thông tin, thông báo cho nhau tình hình có liên quan đến các vụ việc TKCN trên biển, phục vụ cho công tác xử lý các vụ việc TKCN xảy ra trên biển đạt hiệu quả; phối hợp điều động lực lượng, phương tiện tham gia hoạt động ứng cứu người và phương tiện gặp nạn trên biển tại khu vực; phối hợp trong công tác giải quyết hậu quả các tai nạn, sự cố trên biển; bàn giao người bị nạn, bị ốm đau, bị thương trên biển, phối hợp trong hoạt động hồi hương, cứu chữa y tế, … Hầu hết các vụ việc cứu nạn của Trung tâm khi về bờ bàn giao cho cơ quan chức năng, chủ tàu, người nhà, … đều có sự tham gia, làm thủ tục của lực lượng Biên phòng khu vực. Hai bên còn phối hợp thực hiện các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông trên biển, tiêu biểu là chương trình xây dựng Làng chài an toàn giao thông, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho ngư dân, từ đó giảm thiểu rủi ro tai nạn, sự cố trên biển.
Trong năm 2024, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Hàng hải Việt Nam đã ký kết quy chế phối hợp trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chuyên ngành, theo đó, các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực cũng tổ chức ký quy chế phối hợp với các Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển nhằm tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp, đặc biệt là nguyên tắc “4 tại chỗ” trong công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, trước đó, từ năm 2014 Trung tâm và lực lượng Cảnh sát biển đã ký kết quy chế phối hợp.
Sự phối hợp này không chỉ giúp tăng cường khả năng phản ứng nhanh trước các tình huống khẩn cấp mà còn góp phần tạo nên một mạng lưới TKCN hiệu quả, chuyên nghiệp và đồng bộ giữa các lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, đảo của Tổ quốc. Thông qua quy chế phối hợp, hai đơn vị đã thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin kịp thời, hỗ trợ chỉ huy, điều hành hiện trường, phối hợp điều động lực lượng, phương tiện, và xử lý các tình huống cứu nạn quy mô lớn hoặc diễn biến phức tạp. Lực lượng Cảnh sát biển, với trang thiết bị hiện đại và lực lượng tàu thuyền đông đảo trên biển, đã phát huy vai trò nòng cốt trong nhiều tình huống ứng cứu, hỗ trợ hiệu quả hoạt động phối hợp TKCN của Trung tâm trong hành trình cứu sinh mạng giữa biển khơi. Trong công tác tuyên truyền pháp luật, an ninh, an toàn trên biển đối với những người đi biển, hai bên thống nhất các hình thức, nội dung, phương pháp, thời gian, địa điểm nhằm nâng cao nhận thức cho bà con ngư dân về việc chấp hành pháp luật, bảo đảm an ninh, an toàn sinh mạng trên biển, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế. Hai bên cũng đề cao công tác huấn luyện, diễn tập, tập huấn, bồi dưỡng liên ngành, nhấn mạnh việc duy trì, triển khai thường xuyên nhằm tạo điều kiện để nâng cao năng lực chuyên môn, công tác phối hợp thực địa, chủ động xử lý các tình huống thực tế và không ngừng hoàn thiện quy trình phối hợp, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Không chỉ dừng lại ở việc hợp tác với lực lượng Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam còn chủ động ký kết Quy chế phối hợp với các Cảng vụ hàng hải tại các tỉnh ven biển cả nước, ngoài ra có các công tác phối hợp, hợp tác chiều sâu với nhiều cơ quan chức năng khác như Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, Đài thông tin duyên hải và Trung tâm Cấp cứu 115 để nâng cao khả năng xử lý tất cả tình huống TKCN trên biển Việt Nam. Việc mở rộng mạng lưới phối hợp đa ngành đã góp phần xây dựng thế trận TKCN vững chắc, đồng thời phát huy hiệu quả nguyên tắc “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ) trong ứng phó với các sự cố trên biển.
Trong công tác phối hợp TKCN, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là đầu mối quan trọng trong công tác điều phối nguồn lực địa phương, đặc biệt trong những tình huống thiên tai diện rộng như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ ... Việc phối hợp giữa Trung tâm và Ban chỉ huy giúp tăng khả năng phản ứng nhanh, triển khai cứu nạn đúng hướng, đúng lúc, đúng lực lượng.
Cảng vụ hàng hải, với vai trò quản lý hoạt động hàng hải trong khu vực, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Trung tâm trong việc điều động tàu thuyền hỗ trợ TKCN, duy trì liên lạc và giữ an toàn hàng hải trong vùng nước cảng biển và đặc biệt là các tình huống thiên tai, bão lũ đổ bộ vào đất liền Việt Nam.
Đài thông tin duyên hải, đơn vị nắm giữ hệ thống thông tin liên lạc hàng hải trọng yếu, là cầu nối quan trọng để phát tín hiệu báo nạn hàng hải, truyền phát thông tin, duy trì liên lạc với các tàu lân cận khu vực tàu bị nạn. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa Trung tâm và Đài thông tin duyên hải giúp thông tin cứu nạn được lan tỏa nhanh chóng, chính xác và kịp thời.
Đặc biệt, Trung tâm Cấp cứu 115 đóng vai trò thiết yếu trong các vụ việc cần sự tư vấn y tế từ xa, quá trình sơ cấp cứu người bị nạn sau khi được đưa về bờ. Nhiều ca cấp cứu khẩn cấp trên biển đã được Trung tâm phối hợp hiệu quả với lực lượng y tế để giành lại sự sống cho ngư dân và thuyền viên trong những thời khắc sinh tử.
Sự phối hợp đồng bộ giữa Trung tâm với các lực lượng chức năng không chỉ thể hiện sự quyết liệt trong công tác tìm kiếm cứu nạn mà còn là minh chứng cho tinh thần trách nhiệm, tính chủ động và sự gắn kết giữa các lực lượng vì mục tiêu chung: bảo vệ tính mạng con người, giảm thiểu thiệt hại và giữ vững an toàn hàng hải trên toàn vùng biển Việt Nam. Các bên định kỳ tiến hành sơ tổng kết tình hình triển khai Quy chế, trên cơ sở đó phát huy điểm mạnh, kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế, qua đó công tác phối hợp trong hoạt động TKCN trên biển tại khu vực đạt hiệu quả cao hơn.
Các lực lượng phối hợp TKCN trên biển cùng Trung tâm luôn duy trì tinh thần đoàn kết, thống nhất triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, góp phần giảm thiểu thiệt hại về con người và tài sản./.
Phòng Phối hợp cứu nạn
Hội nghị tổng kết công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn với Bộ đội Biên phòng.
Hội nghị ký kết quy chế phối hợp trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chuyên ngành Giữa Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 với các Cảng vụ hàng hải trông khu vực và Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực IV.
Lễ Ký kết quy chế phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển giữa Đài Thông tin duyên hải Đà Nẵng; các Cảng vụ Hàng hải trong khu vực và Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II.
Hội nghị tổng kết công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh và Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực I.